:: D O N A - T E C H N O ::

SỬ DỤNG AGRI-FOS 400 PHÒNG TRỊ BỆNH TRÊN CÂY CAO SU

Cây cao su thường hay xuất hiện bệnh giảm năng suất, nứt thân, xì mủ, khô miệng cạo. Bên cạnh đó, các bệnh trên lá cũng gây giảm năng suất trầm trọng. Bệnh giảm năng suất, nứt thân, xì mủ, khô miệng cạo xuất hiện trên cả những cây bắt đầu vào độ tuổi khai thác.

Thuốc AGRI-FOS 400 có tác dụng như sau:

- Làm tăng tỷ lệ P/Mg làm cho dòng mủ tiết ra một cách ổn định.
- Kích thích cây phân chia tế bào mới, tạo lớp vỏ mới và đẩy lớp vỏ khô ra ngoài, giúp có nhiều tế bào ống mủ hơn và tái sinh vỏ nhanh hơn.
- Kích thích cây sản sinh các chất đề kháng để phòng ngừa và tiêu diệt nấm bệnh ký sinh bên trong ống mủ.
- Làm cho cây tái tạo lại các tế bào mới, rễ mới và tăng năng suất.

1. Cách tiêm thuốc trên cây cao su

Tiêm thuốc là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng trị các bệnh nêu ở trên. Tuy nhiên, thao tác tiêm thuốc phải thật cẩn trọng để tránh những tổn hại đáng tiếc có thể xảy ra như xì mủ, áp xe da cây. Vì vậy, nên nhờ chuyên gia hoặc người có kinh nghiệm để làm việc này.

Việc tiêm thuốc nên được thực hiện trong mùa mưa, hoặc khi cây có đủ nước.

Thao tác tiêm thuốc cần những bước sau đây:
Bước 1 - Chọn loại cây tiêm thuốc: áp dụng cho cây có vòng đo thân cây 40 cm.
- Từ 40 - 80 cm: 1 mũi tiêm 30ml.
- Từ 81 - 95 cm: 1 mũi tiêm 40ml.
- Từ 96 - 125 cm: 1 mũi tiêm 50ml.
- Từ 126 - 140 cm: 1 mũi tiêm 60ml.
- Từ 141 cm trở lên: 2 mũi tiêm, mỗi mũi 40 - 50 ml.
Bước 2- Chọn vị trí tiêm thuốc: ở vị trí cách mặt đất từ 20 - 30 cm, trong vùng mặt hậu của đường cạo.
Bước 3 - Khoan lỗ tiêm thuốc: dùng mũi khoan số 6,5. Lỗ khoan có hướng xiên 45o vào dát (tránh chạm vào lõi cây), chếch lên khoảng 5o , sâu từ 3 - 4 cm.
Bước 4 - Khoan lỗ tiêm thuốc: gắn ống tiêm chuyên dụng gắn thật khít với lỗ khoan và kéo dây nén thuốc vào.
Bước 5 - Trám lỗ tiêm thuốc: dùng vôi ẩm se lại cỡ đầu chiếc đũa rồi nhét sâu vào lỗ khoan, sau đó dùng tay nén chặt.

Chọn vị trí tiêm thuốc

Trám lỗ tiêm thuốc

2. Phòng trị các bệnh trên cây cao su

Bệnh giảm tiết mủ

2.1. Bệnh giảm tiết mủ

a. Nguyên nhân

Do áp lực khai thác quá mức dẫn đến suy kiệt dinh dưỡng, hoặc do mất cân bằng dinh dưỡng trong cây, hoặc do nấm Phytophthora xâm nhập phá hủy các tế bào tiết mủ.

b. Phòng bệnh

Áp dụng 1 trong các phương pháp sau.

Phương pháp

Nồng độ - Liều lượng

Đánh giá

Phun thuốc

0.5%; Lượng nước 400 - 800 lít/ha.

Phụ thuộc thời tiết

Tưới gốc

0.5%; Lượng nước 4 - 6 lít/cây.

Phụ thuộc thời tiết

Tiêm thuốc

50%; Tiêm thuốc 2 lần/năm, vào đầu và cuối mùa mưa.

Tiết kiệm thuốc và không phụ thuộc thời tiết

c. Trị bệnh

Tiêm thuốc 1 lần duy nhất. Sau 25 ngày Sau 25 ngày thì khai thác mủ bình thường.
Lưu ý 1: Vào đầu mùa khai thác, nếu đã tiêm thuốc mà sau đó đất không đủ độ ẩm thì ngưng khai thác cho đến khi đất có đủ độ ẩm thì khai thác lại.
Lưu ý 2: Nếu lạm dụng thuốc thì có thể gây loãng mủ do cây tập trung năng lượng để sản sinh chất đề kháng và phát triển các bộ phận khác.

2.2. Bệnh nứt thân, xì mủ - khô miệng cạo (mất mủ) - Thối rễ

a. Nguyên nhân

Do nấm Phytophthora xâm nhập và sinh lý của cây.

Nứt thân xì mủ

Nứt da khô

Khô miệng cạo từng phần

Khô miệng cạo toàn phần

b. Phòng bệnh

Như phần bệnh giảm tiết mủ.

c. Trị bệnh

Pha thuốc với nước sạch theo tỷ lệ 1 thuốc / 1 nước. Tiêm 2ml dung dịch thuốc đã pha cho mỗi cm đường kính thân cây.
+ Ngày bắt đầu: tiêm thuốc lần 1.
+ Ngày thứ 25: kiểm tra mủ.
• Nếu mủ tiết đều thì khai thác bình thường.
• Nếu mủ tiết không đều hoặc chưa tiết mủ thì không khai thác.
+ Tiêm thuốc lần 2 nếu mủ chưa tiết đều
+ Ngày thứ 50: Kiểm tra mủ lần tiếp theo. Nếu mủ tiết đều thì khai thác bình thường. Nếu mủ tiết quá loãng, hoặc tiết không đều, hoặc chưa tiết mủ thì không khai thác. Mủ sẽ tiết đều vào mùa khai thác năm sau.

Loét miệng cạo

2.3. Bệnh loét sọc miệng cạo - loét thân do nấm Phytophthora

a. Triệu chứng

- Vỏ cây biến thành màu nâu và thối loét. Chỗ vết bệnh đôi khi sinh ra cục mủ thối.
- Vết bệnh lan dọc theo mạch dẫn trên thân làm mạch dẫn hóa nâu, hạn chế khả năng tiết mủ, giảm sản lượng mủ rất lớn.

b. Phòng bệnh

Dùng phương pháp quét thuốc lên miệng cạo. Pha thuốc với nước theo tỷ lệ 1 thuốc / 5 nước rồi quét thuốc định kỳ lên miệng cạo mỗi tháng khai thác.

c. Trị bệnh

- Nếu bệnh chớm xuất hiện: Dùng phương pháp quét thuốc lên miệng cạo. Pha thuốc với nước theo tỷ lệ 1 thuốc / 5 nước rồi quét thuốc 3 lần liên tiếp, mỗi lần cách nhau 10 ngày.
- Nếu bệnh nặng chuyển sang khô miệng cạo: trị bệnh như phần bệnh nứt thân, xì mủ - khô miệng cạo.

2.4. Bệnh rụng lá Corynespora - bệnh rụng lá xanh

a. Nguyên nhân

Do nấm gây hại lá Corynespora và Phytophthora. Bệnh xảy ra trong vườn ươm, vườn kiến thiết cơ bản và vườn đang khai thác.

Vàng lá Corynespora

Rụng lá xanh

b. Phòng bệnh

- Phương pháp: phun qua lá.
- Nồng độ: pha thuốc với nước theo tỷ lệ 0,375% (375 ml thuốc pha 100 lít nước), phun lên lá 2 lần, mỗi lần cách nhau 15 ngày khi mưa đã đều
- Liều lượng: 400 - 800 lít nước/ha (tùy vào loại máy phun thuốc).

c. Phòng bệnh

- Phương pháp: phun qua lá.
- Nồng độ: pha thuốc với nước theo tỷ lệ 0,5% (500 ml thuốc pha 100 lít nước), phun lên lá 3 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày.
- Liều lượng: 400 - 800 lít nước/ha (tùy vào loại máy phun thuốc).

2.5. Bệnh phân trắng

Phòng bệnh: pha thuốc với nước theo tỷ lệ 0,1% (1 lít thuốc pha 1.000 lít nước), phun lên lá 3 lần, mỗi lần cách nhau 5 ngày khi cây vừa nhú chồi non trong mùa khô

Lưu ý::
1. Cây phải đủ nước và bón phân trước khi xử lý thuốc AGRI-FOS 400.
2. Không phun quá nồng độ khuyến cáo.
3. Trong trường hợp cây thiếu nước mà phải phun thuốc thì dùng ở nồng độ 0,1%.
4. Không kết hợp với gốc đồng, 2,4-D,Carbendazim.
5. Nếu phối trộn với chất khác thì cho AGRI-FOS 400 vào sau cùng.
6. Thuốc đã pha thì phải sử dụng hết trong ngày.
7. Thuốc hỗ trợ cây hấp thụ dinh dưỡng, làm tăng năng suất, mẫu mã đẹp tự nhiên.
8. Thuốc an toàn cho con người và môi trường, không cần cách lý khi thu hoạch.

VIDEO PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH CÂY CAO SU TRONG MÙA MƯA


(Nguồn video này của Ban khoa giáo Đài truyền hình Việt Nam VTV)